Người Vô Sự | Vô Sự Là Hành Động Trong Tự Do[Lâm Tế Ngữ Lục Bài Cuối] Ts Thích Nhất Hạnh(16-05-2004, Lm) 4344 좋은 평가 이 답변

당신은 주제를 찾고 있습니까 “người vô sự – Vô Sự Là Hành Động Trong Tự Do[Lâm Tế Ngữ Lục bài cuối] TS Thích Nhất Hạnh(16-05-2004, LM)“? 다음 카테고리의 웹사이트 https://chewathai27.com/you 에서 귀하의 모든 질문에 답변해 드립니다: https://chewathai27.com/you/blog. 바로 아래에서 답을 찾을 수 있습니다. 작성자 Làng Mai 이(가) 작성한 기사에는 조회수 12,334회 및 좋아요 292개 개의 좋아요가 있습니다.

người vô sự 주제에 대한 동영상 보기

여기에서 이 주제에 대한 비디오를 시청하십시오. 주의 깊게 살펴보고 읽고 있는 내용에 대한 피드백을 제공하세요!

d여기에서 Vô Sự Là Hành Động Trong Tự Do[Lâm Tế Ngữ Lục bài cuối] TS Thích Nhất Hạnh(16-05-2004, LM) – người vô sự 주제에 대한 세부정보를 참조하세요

người vô sự 주제에 대한 자세한 내용은 여기를 참조하세요.

nguoi-vo-su.pdf – Người Vô Sự – Thư Viện Hoa Sen

‘ Phần lớn những người xuất gia thường đánh mất đời mình trong sự học hỏi, tìm kiếm. Chúng ta nên nhớ rằng Lâm Tế Lục không phải là một tác phẩm do. Tổ Lâm Tế …

+ 더 읽기

Source: thuvienhoasen.org

Date Published: 10/22/2021

View: 4228

Người Vô Sự (Tái bản năm 2020) – Nhà Sách Phương Nam

Người Vô Sự (Tái bản năm 2020). Nhà Phát Hành: Phương Nam Book. Đọc Sách Cùng Phương Nam – Giảm 20%. Chi tiết khuyến mãi. Ngày kết thúc khuyến mãi:.

+ 자세한 내용은 여기를 클릭하십시오

Source: nhasachphuongnam.com

Date Published: 8/21/2021

View: 7525

Người Vô Sự (Tái Bản) | Tiki

Người Vô Sự (Tái Bản) giá cực tốt, hoàn tiền 111% nếu hàng giả, nhiều mã giảm giá hôm nay, freeship, giao nhanh 2h. Mua ngay!

+ 여기에 더 보기

Source: tiki.vn

Date Published: 4/11/2022

View: 5915

Là ‘Người vô sự’ để sống vui với đời – VnExpress

Để nhận được sách, độc giả gửi mail đề nghị về hộp thư: [email protected], với tiêu đề “Nguoi vo su”, tiếng Việt, không dấu. Thư cần ghi đầy …

+ 여기에 표시

Source: vnexpress.net

Date Published: 12/15/2022

View: 1063

Người Vô Sự – Thư Viện PDF

Khái niệm bao trùm được đưa ra và thể hiện gần như trong từng trang sách một của Thích Nhất Hạnh là “người vô sự”, xuất phát từ Tổ Lâm Tế. Đây là một cách …

+ 여기에 자세히 보기

Source: thuvienpdf.com

Date Published: 2/1/2022

View: 2659

Sách Người Vô Sự (Tái Bản Lần 3) – FAHASA.COM

“Người vô sự” là một cuốn sách viết về Phật pháp. Nếu ai muốn tu ở nhà, tu tại tâm, có thể tham khảo nó. “Người vô sự” được chia làm hai phần chính. Phần một là …

+ 자세한 내용은 여기를 클릭하십시오

Source: www.fahasa.com

Date Published: 2/5/2021

View: 849

Người vô sự – TUNIEMXU.ORG: Chỉ Một Con Đường Là Tứ …

Con người vô sự là con người không chạy theo nắm bắt bất cứ một cái gì nữa cả, dù đó là Bụt, là Tổ, là Niết bàn, là Tam thân, là Tịnh độ.

+ 여기에 보기

Source: tuniemxu.org

Date Published: 3/10/2022

View: 1006

주제와 관련된 이미지 người vô sự

주제와 관련된 더 많은 사진을 참조하십시오 Vô Sự Là Hành Động Trong Tự Do[Lâm Tế Ngữ Lục bài cuối] TS Thích Nhất Hạnh(16-05-2004, LM). 댓글에서 더 많은 관련 이미지를 보거나 필요한 경우 더 많은 관련 기사를 볼 수 있습니다.

Vô Sự Là Hành Động Trong Tự Do[Lâm Tế Ngữ Lục bài cuối] TS Thích Nhất Hạnh(16-05-2004, LM)
Vô Sự Là Hành Động Trong Tự Do[Lâm Tế Ngữ Lục bài cuối] TS Thích Nhất Hạnh(16-05-2004, LM)

주제에 대한 기사 평가 người vô sự

  • Author: Làng Mai
  • Views: 조회수 12,334회
  • Likes: 좋아요 292개
  • Date Published: 2022. 4. 18.
  • Video Url link: https://www.youtube.com/watch?v=GqPVOXybr4s

Người Vô Sự (Tái Bản)

Người Vô Sự

Tổ Lâm Tế là một người con có hiếu, và rất thông minh. Tổ xuất gia từ hồi còn nhỏ. Tổ đã được học rất nhiều kinh, luật và luận. Nhưng sau đó, Tổ thấy phong trào học Phật tuy rầm rộ, mà nhiều kẻ tu hành không đàng hoàng, chỉ lo kiếm danh, lợi và địa vị, cho nên Tổ chán và quyết định tu thiền để đạt tới sự chứng ngộ. Có lúc Tổ tuyên bố: “Tất cả những gì ta học trong kinh, luật, luận đều vô ích. Làm sao cho mỗi giờ phút trong đời sống hàng ngày, ta sống được cho thật, đừng đánh mất cuộc đời trong sự tìm kiếm học hỏi.” Phần lớn những người xuất gia thường đánh mất đời mình trong sự học hỏi, tìm kiếm.

Chúng ta nên nhớ rằng Lâm Tế Lục không phải là một tác phẩm do Tổ Lâm Tế viết ra. Tổ không có mục đích làm ra một tác phẩm. Đây là văn nói. Tổ chỉ dạy buổi sáng, buổi trưa và buổi chiều. Những đoạn chúng ta đang học đây là nội dung những lời Tổ dạy vào buổi chiều cho nhiều người, gọi là Khai Thị. Đệ tử của Ngài là Pháp Sư Tuệ Nhiên đã ghi chép lại. Tiếc là thầy Tuệ Nhiên không ghi hôm nay là ngày mấy, lúc mấy giờ chiều, năm mấy. Chúng ta chỉ biết rằng Tổ nói những lời ấy vào buổi chiều, còn buổi sáng thì có những vấn đáp. Tổ thử xem chúng ta tu chứng tới đâu. Nếu tu chứng không đàng hoàng thì Ngài đánh. Lâm Tế Lục kêu gọi chúng ta trở về sống cuộc đời của chính ta một cách đàng hoàng đích thực mà đừng phí đời mình trong sự tìm kiếm, dù đó là tìm kiếm Niết Bàn, tìm kiếm chân tâm, tìm kiếm giác ngộ. Đọc Lâm Tế Lục chúng ta sẽ khám phá ra con người thật của thiền sư Lâm Tế ở trong ta, chứ không phải không.

Nguyên bản của Lâm Tế Lục bắt đầu bằng phần Đối Trị Căn Cơ. Nhưng chúng ta sẽ không bắt đầu bằng phần này mà bắt đầu bằng phần thứ hai, gọi là phần Khai Thị. Tại sao? Tại vì những người chưa biết gì về thiền, về phương pháp của Tổ mà bắt đầu bằng phần Đối Trị Căn cơ thì có thể cảm thấy bối rối, lạc lõng.

Khai Thị có nghĩa là chỉ bày, chỉ bày cho những thiền khách hoặc những đệ tử bằng những ngôn từ rất từ bi. Đọc Lâm Tế Lục, chúng ta sẽ thấy được đức từ bi lớn của Tổ. Có nhiều khi Tổ la mắng: “Bọn bay ngu quá, không có đủ niềm tin ở bản thân của mình…”, lời nói khá nặng, nhưng kỳ thực rất từ bi. Điều đó không khó hiểu gì cả. Nếu ta mở rộng lòng ra thì ta hiểu được tất cả những điều Tổ nói, không có gì là bí hiểm cả. Nó giống như:

‘‘Ăn cơm đi!” “Dạ, ăn cơm xong rồi.”, Vậy thì uống nước đi!” “Ngồi chơi đi!”. Rất là đơn giản.

Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu (đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng)…..

Là ‘Người vô sự’ để sống vui với đời

Đời là cuộc chạy đua hay cuộc dạo chơi. Sống là đấu tranh cho ham muốn hay an nhiên với điều mình đang có. Cuốn “Người vô sự” sẽ trò chuyện cùng ai cần tìm hiểu ý nghĩa trong mỗi khoảnh khắc nhân sinh.

> www.vinabook.com tặng độc giả 10 cuốn sách.

Người vô sự gồm hai nội dung chính. Phần 1 là tác phẩm Lâm Tế Ngữ Lục của vị Tổ Lâm Tế. Tổ Lâm Tế là người xuất gia, học tập nhiều về kinh, luật và luận. Cuối cùng, ông quyết định chọn dòng tu thiền để đạt được chứng ngộ mà không phí hoài cuộc đời trong sự tìm kiếm, học hỏi vô ích. Lâm Tế Ngữ Lục do một đệ tử của ông là Pháp sư Tuệ Nhiên ghi chép lại những bài giảng, những cuộc đối thoại, trò chuyện giữa Tổ với vị sư và đệ tử.

Bìa cuốn sách Người vô sự.

Phần thứ hai của cuốn sách là bình giảng của Thiền sư Thích Nhất Hạnh về những điều Tổ Lâm Tế truyền dạy.

Đúng như cuốn sách nêu ra “Ngồi chơi với Tổ…”, trong cuốn sách dày gần 740 trang này, ngôn ngữ thiền và triết thấm đẫm qua từng câu chữ. Từng mẩu chuyện, từng lời bình giảng ngụ ý về lối sống thảnh thơi, sống an lạc, giảm thiểu những sân si trong tâm hồn và giúp con người có niềm tin vào bản thân.

Những mẩu chuyện nêu ra trong sách khiến người đọc phải suy nghĩ: Việc gì phải vận vào thân mình những điều mình không thể làm được, những việc mình không có khả năng làm, hoặc cố khoác lên “chiếc áo” cao xa nào đấy mà không bao giờ mình với tới được. Sống thực, sống đúng, sống hết khả năng mình và sống cho hiện tại là điều mà sách muốn nói đến.

Như một bông hoa dại nở trong ngách, trong khe núi vẫn lặng lẽ khoe sắc ngát hương. Như một người đang đói, cần ra vườn hái quả cà chua ăn mà vẫn khoan thai sải bước chứ không hấp tấp. Hai chữ “vô sự” trong sách không là trốn đời, lánh đời hay thờ ơ với sự vật, con người xung quanh; “vô sự” ở đây là thấu hiểu được chất thiền của bản ngã, của vạn vật, của sự sống để mà vui sống.

Chính vì người vô sự là người tự do, ở đâu hay trong hoàn cảnh nào cũng làm chủ được bản thân mình, nên Thiền sư Thích Nhất Hạnh bình giảng: “… để sống từng giây phút an lạc, vui tươi, mỗi người phải tự mình đừng cột buộc, dính chặt vào quá khứ, vào những kỷ niệm đã trôi qua. Hoặc đừng bắt “cái tôi” của mình phải thổn thức, trăn trở với những ảo ảnh xa vời của trí tưởng tượng về tương lai chưa đến”.

Không giáo điều, cũng không tham vọng mang đến tư tưởng quá cao xa, Người vô sự đơn giản có thể chỉ là “chiếc túi hồ lô giữ thuốc giải” cho những phiền não, mệt mỏi, để con người có thể an nhiên tự tại trong từng khoảnh khắc cuộc đời.

Trong nhiều tuần liền, Người vô sự là cuốn sách đứng đầu danh sách best-seller của nhà sách trên mạng www.vinabook.com. Vinabook tặng độc giả VnExpress 10 cuốn Người vô sự. Để nhận được sách, độc giả gửi mail đề nghị về hộp thư: [email protected], với tiêu đề “Nguoi vo su”, tiếng Việt, không dấu. Thư cần ghi đầy đủ họ tên, địa chỉ cụ thể, số điện thoại liên lạc. 10 độc giả may mắn sẽ nhận được quà tặng từ Vinabook.

Anh Vân

Thư Viện PDF

Đúng như tiêu đề, trong cuốn sách dày tới 500 – 600 trang này, tác giả của nó – thiền sư Thích Nhất Hạnh – bàn về mục đích của tu, tu để trở thành “người vô sự”, chứ tu không phải để trở thành Đức Phật, hay được như Đức Phật.

Khái niệm bao trùm được đưa ra và thể hiện gần như trong từng trang sách một của Thích Nhất Hạnh là “người vô sự”, xuất phát từ Tổ Lâm Tế. Đây là một cách hiểu khác về mục đích của tu hành mà thông điệp quan trọng nhất là không được vướng vào lời Phật, vào kinh kệ, vào bất kỳ ngôn từ, tư tưởng hay học thuyết nào. Trong tác phẩm này, Thích Nhất Hạnh trình bày một cách rõ ràng và hệ thống tư tưởng của Tổ Lâm Tế, một tư tưởng hết sức đặc sắc: Đó là “đánh phá”.

Tổ Lâm Tế từng có nhiều học trò. Khi học trò tìm thầy, bao giờ họ cũng kỳ vọng được thầy chỉ giáo và thu lượm được thêm kiến thức từ người thầy. Nhưng Tổ Lâm Tế là một người thầy không như họ mong đợi. Ông không dạy thêm bất kỳ điều gì, mà ông chỉ tìm cách giúp học trò của ông thoát khỏi mớ lý thuyết mà họ đã ních chặt trong đầu. Nói khác đi, ông “đánh phá”. Bản chất của sự “đánh phá” này là lật đổ, phá hủy cho tan tành một thói quen tư duy cố hữu của người tu, người học Phật – thói quen học lý thuyết và bám vào lý thuyết, học kinh và bám chặt vào kinh. Cái bám, hay vướng vào này khiến người tu mất hết tự do trong tư tưởng và nhận thức. Họ nhầm tưởng rằng Phật đã chỉ ra tất cả, và họ phải nắm chắc lấy những gì Phật dạy để đi cho đúng đường. Vậy nên, họ bỏ thời gian của họ để đi khắp nơi tìm thầy tầm sư học đạo, luận bàn câu chữ cầu vọng tìm ra đúng ý nghĩa. Những người tu theo cách này chính là những người “đội thuyền lên đầu”, cho thuyền lên bàn thờ, trong khi thuyền chỉ là công cụ. Sang sông rồi phải vứt thuyền đi. Ngón tay ta chỉ mặt trăng, nhưng hãy nhìn mặt trăng, đừng nhìn ngón tay ta – Đức Phật đã dạy như thế. Đến bến bờ rồi thì đừng bám lấy luận thuyết của Phật tổ nữa. Bạn đã được chỉ đường, vậy hãy vứt nó đi.

Những lời lẽ nhằm “đánh” cho tỉnh ngộ của Tổ Lâm Tế thật khó nghe. Nó như lời của một kẻ chân thật thô lỗ, nhưng thật hào sảng và minh triết. Tu học rốt cục không phải là khổ công kiếm tìm niết bàn hay tịnh độ, không cần phải tu nhiều kiếp để cuối cùng đến một cõi nào đó xa vời trong tương lai để thành Bồ Tát, hay La Hán. Nếu để trở thành thì hãy trở thành ngay trong kiếp này đây: Trở thành người người vô sự. “Vô sự” của Tổ Lâm Tế rốt cụ là đạo. Người vô sự là người tự do, không còn cầu vọng, không còn bám víu, kể cả bám víu vào những tư tưởng vĩ đại của Phật giáo. Với người vô sự thì giây phút này đã là niết bàn, giây phút này đã là tịnh độ. Người vô sự đã là Bồ Tát, hay La Hán ngay lúc này, tại đây.

Tinh thần của Tổ Lâm Tế không phải chỉ đúng đắn khi nói về những người chọn cho mình con đường tu hành theo Phật giáo. Có quá nhiều ví dụ về sự bám chặt chết cứng vào các tư tưởng, chủ thuyết của một bộ phận nhân loại mà thiếu sự tỉnh táo, linh hoạt, đã dẫn tới nhiều bi kịch, những sự phân biệt, chia rẽ sâu sắc, bạo lực, tàn sát và chiến tranh trong hàng ngàn năm lịch sử loài người. Nhìn lại, chúng ta thấy thật vô lý khi hàng nghìn, hàng vạn người có khi phải chết chỉ để bảo vệ cho một chủ thuyết là đúng. Một chủ thuyết được gọi là “đúng” cũng đồng nghĩa với việc có một số người “đúng” và một số người bị coi là “không đúng” và bị phân biệt đối xử. Chỉ khi không vướng vào những đối cực vô lý này, hạt giống tình yêu với tất cả mọi, không phân biệt ai, trong mỗi con người mới đâm chồi mạnh mẽ, cuộc sống mới có hòa bình.

Một lần nữa, trong tác phẩm của mình, thiền sư Thích Nhất Hạnh lại nói với chúng ta một điều giản dị: Dù bạn chọn Phật giáo, bạn vẫn phải đi con đường của bạn. Học Phật để tìm thấy Phật tính trong con người bạn, chứ không phải để làm sao trở thành được như Đức Phật. Bạn không bao giờ trở thành Đức Phật cả, vì đơn giản trên bình diện cá nhân, chỉ có một người duy nhất là Đức Phật thôi. Nhưng vấn đề nằm ở bản chất: Nếu sóng nhận thức được mình chính là nước, nó sẽ thôi vật vã để đi tìm nước. Sóng với nước là một. Bạn với Phật là một.

Người Vô Sự (Tái Bản Lần 3)

Người Vô Sự

“Tuệ giác không phải là kiến thức khái niệm.

Tuệ giác có khả năng mang tới sống động và tư do trong giấy phút hiện tại. Kiến thức không làm được việc ấy.”

Cuốn sách gồm hai phần chính: Phần “Lâm Tế Lục” và phần bình giảng của Thiền sư Thích Nhất Hạnh. Trong đó, “Lâm Tế Lục” không phải là một tác phẩm do tổ Lạm Tế viết ra, mà là những lời dạy vào buổi chiều, gọi là Khai thị của Tổ, được đệ tử là pháp sư Tuệ Nhiên ghi chép lại. “Lâm Tế Lục” kêu gọi chúng ta trở về sống cuộc đời của chính chúng ta một cách đàng hoàng đích thực, đừng phí đời mình trong sự tìm kiếm, dù đó là tìm kiếm Niết Bàn, tìm kiếm chân tâm, tìm kiếm giác ngộ.

Người vô sự

Ta không nên đi tìm cầu Bụt, Tổ, Bồ Tát, tam thân, thập địa, thế giới hoa tạng, lầu các của Di Lặc ngoài ta. Ta phải chấm dứt mọi tìm cầu. Phải ngưng sự tìm cầu ngay và hãy trở về bản thân trong giây phút hiện tại. Bản thân trong giây phút hiện tại chứa đựng tất cả những gì ta muốn tìm cầu: pháp thân, bát nhã, giải thoát, Bụt, Tổ và các cõi nước trang nghiêm. Bản thân ở đây không hẳn là năm uẩn, vì năm uẩn vô thường có đó không đó. Nhưng bản thân cũng không phải là một cái gì có thể nhận thức ngoài năm uẩn, bởi vì nhờ có năm uẩn nương nhau mà ta nhận diện được bản thân ấy vốn là con người thật của chính ta. Con người thật ấy là chân tâm sáng chói có diệu dụng nhận diện và tiếp xúc với mọi mầu nhiệm của sự sống: Tổ gọi đó là cái tinh minh sáng rỡ biểu hiện thành sáu đạo thần quang: khả năng thấy, nghe, ngửi, nếm, xúc chạm và tư duy. Năm uẩn là vô thường nhưng bản tâm biểu hiện nhờ năm uẩn là con người thật của ta thì không sinh, không diệt, không có, không không, vượt thoát mọi khái niệm. Đó là con người thật không có vị trí (nghĩa là không thể được đồng nhất với một uẩn trong năm uẩn hoặc cả năm uẩn). Con người thật đó là Bụt. Bụt không phải là một thực thể có ngoài con người thật đó. Bụt và chúng sinh không phải là hai thực thể riêng biệt (Phật sinh vô nhị). Nếu không thấy được điều này, nếu không có đức tin vững chãi nơi sự thật này, thì không bao giờ chấm dứt được sự tìm cầu, phóng thể, vẫn không dừng lại được để làm một con người vô sự, vẫn còn có khuynh hướng chán phàm yêu thánh, vẫn chưa có được hạnh phúc và an vui thật sự.

Người nào có khả năng vận dụng được cái tâm sáng chói và sáu đạo thần quang kia thì có thể ngay tại đây trong giờ phút này tiếp xúc được với thế giới hoa tạng, với tam thân, với hằng sa Bụt và Bồ tát, có thể ứng thân hiện vật, độ đời, giúp người, và thấy rằng tất cả những cảnh giới này cũng đều là những hình ảnh phản chiếu (quang ảnh) của cái tâm sáng chói và mầu nhiệm kia.

Mẫu người lý tưởng trong đạo Bụt nguyên thỉ là vị La hán, mẫu người lý tưởng trong đạo Bụt đại thừa là vị Bồ tát, còn mẫu người lý tưởng trong thiền Lâm Tế là con người vô sự. Con người vô sự là con người không chạy theo nắm bắt bất cứ một cái gì nữa cả, dù đó là Bụt, là Tổ, là Niết bàn, là Tam thân, là Tịnh độ. Con người vô sự là người đã dừng lại, không còn dính mắc vào một lý thuyết, một giáo pháp, một đường lối nào nữa hết. Con người vô sự có tự do, có khả năng sống hạnh phúc ngay trong giờ phút hiện tại, không bị bất cứ một cái gì có thể kéo đi, kể cả lý tưởng độ sinh, cứu đời. Bởi vì lý tưởng độ sinh cứu đời cũng có thể bắt mình chạy đi tìm cầu, bỏ mất giây phút hiện tại, bỏ mất cái tâm sáng chói và sáu đạo thần quang đang có mặt, vốn là nguồn gốc của tất cả chư Bụt và các Phật độ.

Bụt không phải là đối tượng tìm cầu của ta, đừng lấy Bụt làm mục tiêu lý tưởng của mình, đừng cho Bụt là một thực thể tồn tại ngoài ta. Hình ảnh của ta xây dựng trong đầu về Bụt không phải là Bụt. Bụt ấy có sinh, có trú, có hoại, có diệt, Bụt ấy không đáng là hình ảnh lý tưởng mà ta chạy theo. Bụt ấy là một bóng Ma, gọi là Ma Bụt, có thể hớp hồn ta, vì vậy gặp Ma Bụt ta phải chém đầu liền, gặp Ma Tổ cũng vậy, ta cũng phải chém đầu. Ta phải chém đầu tất cả các loài Ma, bởi vì tất cả những tạo dựng của trí óc, tất cả những thi thiết của cổ nhân chỉ có giá trị của thuốc hay trị bệnh, nếu ta xem những cái đó là những thực tại có thật biệt lập ngoài ta, không phải là những phương tiện chữa trị các căn bệnh si mê, tham ái, sân hận và tìm cầu của ta thì chúng trở thành chướng ngại, trở thành bẫy sập, vì vậy ta phải chặt đầu chúng mỗi khi chúng xuất hiện.

Con người thật, con người vô sự không bao giờ bị cảnh vật lôi kéo, vì vậy luôn luôn giữ được tự do. Cảnh giới Ma không lôi kéo mình được đã đành, cảnh giới Bụt cũng không lôi kéo mình được. Tại vì mình đã thấy rằng Ma và Bụt tương tức, Ma và Bụt bất nhị, đó là bệnh và thuốc có mặt một lần để trị nhau, để nương nhau. Con người vô sự vì thế thấy Ma cũng mỉm cười và thấy Bụt cũng mỉm cười. Con người vô sự có thể đánh dẹp được cả Ma và cả Bụt.

Tổ khuyên mọi người đừng ỷ lại vào kẻ khác, dù họ tự gọi là Bụt, là Tổ, là đại thiền sư, là thánh tăng, đừng đi tìm kiến giải nơi từ chương, nơi kinh điển, nơi văn cú, đừng kẹt vào các danh từ, đừng hy vọng tìm giải thoát và trí tuệ nơi sự học hỏi và nghiên tầm kinh điển. Tìm giải thoát và giác ngộ nơi sự nghiên tầm kinh điển cũng như hy vọng tìm được những giọt nước mát trong một bộ xương khô. Giáo điển chỉ là những bộ xương khô. Phải trở về giây phút hiện tại, vận dụng cái tâm sáng chói đang có mặt ngay tại đây thì mới có thể tiếp xúc được với giải thoát và giác ngộ, tiếp xúc được với Bụt và Tổ đang là những thực thể sống động nơi giây phút này.

Người tu đạo không cần phải dụng công mệt nhọc. Đừng đày đọa thân thể và tâm trí bằng cách chạy đi tìm cầu. Trong tinh thần vô đắc mình phải thấy rằng mình đã là cái mình đang tìm cầu rồi, cũng như đợt sóng tự biết mình là nước, có thể ngưng ngay lại sự bôn ba đi tìm nước. Phương pháp thực tập là dừng lại, bởi vì giây phút hiện tại nào cũng là giây phút trở về ngôi nhà đích thực của chính mình, từ bước chân, hơi thở cho đến hành động ăn cơm, mặc áo, uống nước, đi cầu. Không cần đi đâu hết, không cần làm gì nữa. Cái mà mình đi tìm đã có sẵn ngay ở đây. Vì vậy mình có thể thực sự là một người vô sự. Nếu mình tiếp tục đày đọa thân tâm vì sự thực tập, vì sự tìm cầu, vì sự nghiên cứu, vì sự dụng công khổ nhọc của mình thì mình đi ngược với con người của Tổ và của Bụt, và mình cách xa với Tổ và Bụt như Con người vô sự là con người tự do, ở đâu cũng làm chủ được mình. Nếu mình có được cái thấy chân thật (kiến giải chân chính) thì mình không còn bị kẹt vào những tướng sinh, trú, dị, diệt của vạn pháp, kể cả những tướng sinh, trú, dị, diệt của Bụt Thích Ca, và vì vậy mình cũng không bị kẹt vào hóa thân Bụt. Dù sự vật quanh mình và chính bản thân năm uẩn của mình có đang đi ngang qua những tướng sinh, trú, dị, diệt ấy mình cũng không trở thành nạn nhân của sự buồn vui hay thương ghét. Mình không bị cảnh đoạt. Mình luôn luôn đứng vào vị trí chủ động, đứng vững trong chánh kiến của mình và không trở nên nạn nhân của hoàn cảnh, của kẻ khác, không than phiền rằng hoàn cảnh như thế đó, người ta như thế đó cho nên tôi đã phải như thế này. Mình chuyển được hoàn cảnh mà hoàn cảnh không thể chuyển được mình. Mình luôn luôn là con người thật của mình trong bốn động tác đi, đứng, nằm, ngồi, mình không cần phải đóng kịch, dù là đóng vai giải thoát, đóng vai giác ngộ, đóng vai đại thiền sư. Cái này gọi là ‘tùy xứ tác chủ, lập xứ đắc chân’. Con người thật có nghĩa như thế.

Vì mình có khả năng sống với con người thật của mình cho nên mình không cần phải làm dáng làm điệu. Mình đâu có cần phải chứng tỏ mình là giải thoát, là giác ngộ. Mình có thể sống một cuộc sống bình thường, mình chỉ cần làm một con người bình thường. Con người bình thường này là con người vô sự, có giá trị cao hơn cả những vị Bồ tát tự xưng là đang đi trên con đường viên đốn, đang đi ngang qua mười địa, đang đi vào tịnh độ, tại vì các vị này vẫn còn mang theo tâm niệm yêu thánh, ghét phàm, vẫn còn cái nhìn nhị nguyên, vẫn còn đi tìm cầu, chưa dừng lại được. Con người vô sự mới đích thực là con người đáng được chư thiên ca tụng, được địa thần nâng gót, được chư Bụt muôn phương xưng tán. Tại vì con người vô sự là con người hoàn toàn tự do, vô tướng, không làm dáng làm điệu, không cần để lại vết tích gì.

Con người vô sự này chính là Bụt, là Tổ đích thực. Ngay trong giờ phút này, con người (vô sự) ấy đang ở trên quê hương của mình, không cần đi tìm cầu gì nữa. Ngay trong giờ phút này, con người ấy có thể ứng thân hiện vật, thể hiện thần thông, tiếp xúc với chư Bụt mười phương, rong chơi nơi mọi cõi nước, và dù năm uẩn của mình vẫn còn là năm uẩn có sinh có diệt, người ấy vẫn có thể ngay trong giờ phút hiện tại, biểu diễn được phép thần thông là đi an lạc ngay trên mặt đất (địa hành thần thông). Người ấy không cần đi đâu hết, không cần phải ra khỏi tam giới. Tam giới đối với người ấy chỉ là quang ảnh. Người ấy có tự do cho nên người ấy thảnh thơi ngay tại nơi này, những yếu tố của tam giới là dục, sắc và vô sắc không động được người ấy.

Tổ Lâm Tế rất có ý thức là những lời nói của Tổ chỉ là những phương tiện đánh phá, cởi trói và trị bịnh nên Tổ không muốn chúng ta xem những lời nói ấy là khuôn vàng thước ngọc để học hỏi và tôn thờ. Tổ dạy rằng những lời Tổ nói chỉ là những bức vẽ được thực hiện trong hư không, chúng ta đừng bị kẹt vào chúng. Tổ dạy: Để độ đời, có khi ta phải mặc đủ thứ áo: áo thanh tịnh, áo giải thoát, áo giới luật, áo vô phân biệt… Thấy những chiếc áo ấy người ta phát sinh kiến giải rồi bị mắc kẹt vào những kiến giải ấy. Vì vậy có khi ta phải cởi hết áo ra, để cho người ta thấy được con người. Con người có thể mặc áo. Nhưng con người không phải là áo. Chỉ khi nào thấy được con người, ta mới tiếp xúc được với con người, và với con người trong ta, và chỉ lúc ấy ta mới buông bỏ được tất cả những gông cùm mình từng mang lấy xưa nay, những gông cùm do cổ nhân (Bụt, Tổ) thi thiết và đem tới. Thấy được con người thật, họ mới đạt được quả vị vô sự.

Không nên đi tìm Văn Thù trên Ngũ Đài Sơn, không nên đi tìm Quan Âm ngoài biển Nam Hải, không nên đi tìm Phổ Hiền ở Nga Mi Sơn. Các vị làm gì có mặt trên đó. Các vị đang có mặt tại đây, trong giờ phút này trước mặt chúng ta, trong tâm chúng ta. Phải tiếp xúc với các vị ngay trong giờ phút này. Nếu thất bại thì sẽ thất bại mãi mãi trong tương lai, tại vì Văn Thù, Phổ Hiền và Quan Âm không có trong tương lai và không thể tiếp xúc được trong tương lai. Ta là kẻ đại trượng phu, tại sao ta phải đi tìm Văn Thù, Phổ Hiền và Quan Âm ngoài ta. Ta chính là Văn Thù, Phổ Hiền và Quan Âm ngay tại đây, trong giây phút hiện tại. Từ bỏ sự tìm kiếm bên ngoài không phải là để bắt đầu một sự tìm kiếm bên trong. Cái mà ta tìm cầu bên ngoài đã không có thì bên trong làm gì có! Trong và ngoài chỉ là hai ý niệm. Động cũng không phải là nó mà Tĩnh cũng không phải là nó. Đừng tưởng Tĩnh là cửa ngỏ và bức màn vén cho ta thấy sự thật. Sự thật vượt ra ngoài động và tĩnh, vượt ra khỏi trong và ngoài. Công án cũng như mặc chiếu đều là sự tìm cầu, không thể đưa ta tới trạng thái vô sự.

Để độ người, ta có thể hoặc đoạt cảnh, hoặc đoạt nhân, hoặc đoạt cả cảnh và nhân, hoặc không cần đoạt cái gì hết. Đoạt cảnh là giúp cho người ta chấm dứt sự tìm cầu bên ngoài. Con chó có Phật tính không, đại ý của Phật pháp là gì, chủ ý của Tổ Đạt Ma là gì? Tất cả những cái ấy đều là bẫy sập. Tìm hiểu tất cả những cái đó không có ích lợi gì cho sự thực hiện tùy xứ tác chủ, lập xứ đắc chân cả. Phải đoạt tất cả những cảnh đó. Nếu cần thì đánh. Nết cần thì hét. Nhưng học nhân có thể trở về và mắc kẹt vào chủ thể nhận thức, nghĩ rằng mình đã thoát được đối tượng nhận thức. Nhưng chủ thể làm gì có, nếu đối tượng không có? Cho nên đoạt cảnh xong cũng phải đoạt người. Đoạt cảnh mà giúp người ta đừng kẹt vào người thì hay rồi, nhưng nếu người ấy còn kẹt vào nội hướng, vào chủ thể thì phải đoạt luôn. Có khi đoạt người có thể giúp kẻ kia thoát luôn cả cảnh cùng một lúc. Đó là những phương tiện đánh phá, cởi trói, trị bệnh, có gì là thần kỳ bí hiểm?

Kiến giải chân chính không phải là kết quả của công phu nghiên tầm học hỏi. Kiến giải chân chính là cái thấy sâu sắc về tính không sinh không diệt, không người không ta, không có không không của vạn pháp. Thấy được là thấy ngay, không thấy được thì có nói qua nói lại nhiều lần cũng vô ích. Cho nên đệ nhất cú, câu khai thị đầu, là cơ hội duy nhất. Đánh mất cơ hội này thì đánh mất hết. Đệ nhị cú là sự vớt vát. Đệ nhị cú chỉ là sự an ủi. Đệ tam cú là sự thất bại hoàn toàn. Tứ liệu giản không có gì bí hiểm thì tam huyền, tam yếu cũng như tiếng hét và cây gậy, cũng không có gì là bí hiểm. Trong quá trình học hỏi và tu chứng, công phu tham vấn được dựa trên nguyên tắc chủ và khách. Chủ đáng lý là phải độ được khách. Chủ là người thiện tri thức và khách là người đến tham vấn. Có khi khách giúp được chủ. Có khikhách giúp được khách. Có khi chủ giúp được khách. Có khi chủ giúp được chủ. Có khi chủ và khách đều giúp được nhau. Có khi chủ và khách làm hại cho nhau. Đó là những trường hợp ta có thể nhận diện nếu ta có được trực giác của chánh kiến. Cũng không có gì là bí hiểm trong tứ tân chủ.

Tuệ giác không phải là kiến thức khái niệm. Tuệ giác có khả năng mang tới sống động và tự do trong giây phút hiện tại. Kiến thức không làm được việc ấy. Vì vậy cho nên không hiểu thì bị đòn đã đành mà hiểu cũng bị đòn như thường, nếu ‘hiểu’ chỉ là kiến thức suông mà không phải tuệ giác. Nếu thấy được điều này, ta có thể cảm thông được với những gì đang xảy ra trong các cuộc đối diện: Ta không nên cố tìm trong các mẫu đối thoại và hành xử (khám biện) ấy những tư tưởng đặc thù hoặc những ý chỉ sâu sắc. Những gì ta thấy đang xảy ra giữa các đương sự là cơ hội của họ. Nếu đứng ngoài mà quán sát ta sẽ không thấy được gì. Nếu ta bước vào trong, đem hết sự sống của ta ra tham dự thì ta có thể có một cơ hội để tuệ giác bừng mở. Nếu bước vào trong mà ta không cảm được một cái gì hết, thì có nghĩa là trường hợp đó không phải là trường hợp của ta, thế thôi. Cũng như khi ta đứng ngắm một bức tranh siêu thực, ta đừng cố tìm hiểu nghĩa lý. Ta đừng nói là ‘ta không hiểu’. Hiểu hay không hiểu ta cũng lãnh ba mươi gậy như thường. Tổ không có ý muốn khuyên ta chấm dứt sự học hỏi và thực tập giới, định và tuệ. Tổ chỉ muốn ta đừng mắc kẹt vào sự học hỏi và thực tập mà thôi. Học hỏi để trở thành học giả, tam tạng pháp sư, thuyết giảng thao thao bất tuyệt, Tổ không cần cái đó. Cái đó Tổ gọi là nghiệp địa ngục. Bản chất của nó là sự tìm cầu, không hẳn là sự tìm giải thoát mà là sự tìm cầu danh lợi. Ta cần học hỏi, ta cần hành trì, nhưng sự học hỏi và hành trì ấy phải có tác dụng giúp ta trở thành con người vô sự, con người giải thoát. Bằng không, những học hỏi và những thực tập đó chỉ là gông cùm.

Con người vô sự là con người tùy xứ tác chủ nên không phải là con người thụ động. Trái lại, người ấy luôn luôn đứng về phía chủ động. Ta không thể nào nói rằng: nếu người tu đạo không theo đuổi một chí hướng, không thao thức thực hiện một lý tưởng, không có mục đích theo đuổi, thì ai sẽ là người tế độ chúng sinh, cứu vớt những loài đang chìm đắm trong biển khổ? Bụt là một người vô sự, không tìm kiếm một cái gì. Nhưng Bụt là một người hoạt động độ sinh không ngừng nghỉ. Con người vô sự tuy rất tích cực trong việc giúp đời độ người, nhưng không bao giờ bị kéo theo hoàn cảnh và công việc, không bao giờ đánh mất mình trong mong cầu, trong dự án, trong công việc. Con người vô sự luôn luôn còn là mình, còn tự do, không bao giờ bị ‘burn out’ (hết xí quách), cho nên con người vô sự còn mãi thong dong. Tổ khuyên chúng ta: đừng chạy theo danh lợi, đừng chạy theo sự nghiệp, đừng bỏ thì giờ mua vui, đừng ham xây cất chùa lớn, đừng vận động làm tăng thống, đừng cố thi đậu bằng tiến sĩ, đừng mong cầu chức vụ đại thiền sư. Chỉ cần mỗi ngày một bát cơm, một manh áo, một chiếc giường nhỏ. Để thì giờ để sống thật với mình, để trở thành một con người vô sự, giải thoát thật sự. Tất cả những công phu học hỏi và tu tập đều phải giúp cho mình trở nên thong dong, đem lại hạnh phúc ngay trong giờ phút hiện tại. Nếu không làm được như vậy, thì tất cả đều chỉ là gông cùm. Con người thật của ta, vô vị chân nhân, cũng như con người thật của Bụt, đang có mặt đích thật trong giờ phút hiện tại. Hãy trở về vận dụng cái tâm sáng chói với sáu đạo thần quang để nhận diện nó. Nó không phải là sáu trần đang mang tính thành, trú, hoại, không. Nó không phải là một vật, vì vậy gọi nó là một vật thì không đúng. Nhưng nó đang có mặt kia, và ta chỉ cần nhận diện nó.

Người Vô Sự ( Lâm Tế Ngữ Lục – Thích Nhất Hạnh chuyển ngữ)

Visits: 1841

0 0

Share this: Facebook

Twitter

Pocket

Pinterest

Tumblr

LinkedIn

Reddit

Print

Email

키워드에 대한 정보 người vô sự

다음은 Bing에서 người vô sự 주제에 대한 검색 결과입니다. 필요한 경우 더 읽을 수 있습니다.

이 기사는 인터넷의 다양한 출처에서 편집되었습니다. 이 기사가 유용했기를 바랍니다. 이 기사가 유용하다고 생각되면 공유하십시오. 매우 감사합니다!

사람들이 주제에 대해 자주 검색하는 키워드 Vô Sự Là Hành Động Trong Tự Do[Lâm Tế Ngữ Lục bài cuối] TS Thích Nhất Hạnh(16-05-2004, LM)

  • Thích Nhất Hạnh
  • Thiền sư Thích Nhất Hạnh
  • Làng Mai
  • Thiền ca Làng Mai
  • Pháp Thoại
  • Thiền buông Thư
  • Thiền hướng dẫn

Vô #Sự #Là #Hành #Động #Trong #Tự #Do[Lâm #Tế #Ngữ #Lục #bài #cuối] #TS #Thích #Nhất #Hạnh(16-05-2004, #LM)


YouTube에서 người vô sự 주제의 다른 동영상 보기

주제에 대한 기사를 시청해 주셔서 감사합니다 Vô Sự Là Hành Động Trong Tự Do[Lâm Tế Ngữ Lục bài cuối] TS Thích Nhất Hạnh(16-05-2004, LM) | người vô sự, 이 기사가 유용하다고 생각되면 공유하십시오, 매우 감사합니다.

Leave a Comment